Sản phẩm khuyến mãi

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Phần 1: Âm nhạc – phép nhiệm màu của yêu thương và trí tuệ.

Hãy mang lại cho bé niềm yêu thương ngọt ngào từ những giai điệu bất hủ và biết đâu bạn sẽ có một thiên tài trong tương lai…?

Âm nhạc được sáng tạo ra để dành cho tâm hồn. Chúng đại diện cho sự phát triển ngôn ngữ của loài người. Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã bắt đầu hình thành những ngôn ngữ đầu tiên của mình. Lời hát ru hay âm nhạc được thai nhi nghe và cảm với tần số rộng hơn cả giọng nói. Vì thế, biên độ tiếp xúc của thai nhi gần hơn với âm thanh.

 Cường độ, âm sắc của ca từ và giai điệu có thể giúp thai nhi tổng hợp âm thanh và kích thích vùng nghe của não bộ. Cảm xúc, trí tuệ được phát triển ngay từ trong bụng mẹ nếu được cho nghe nhạc đúng cách.
 
Các nhà khoa học đã chứng minh sự hô hấp của thai nhi 33 tuần theo nhịp bản giao hưởng số 5 của Beethoven. Họ cũng khẳng định, thai nhi phản ứng rõ nét với từng giai điệu của bản giao hưởng. Các nhà khoa học đã đi tới kết luận: âm nhạc ảnh hưởng tới phần nào sự học hỏi của chúng trước khi chui ra khỏi bụng mẹ.

Ngoài ra, những bài hát ru, âm thanh du dương sẽ khiến cho con bạn ngủ ngon hơn, đồng thời tăng mối liên hệ giữa bạn và thai nhi. Các bà bầu cũng cảm thấy tâm hồn được thêm phần thư thái.
  
Nghe nhạc trong khi mang bầu còn giúp bé sau này thông minh về toán học, có được kỹ năng suy luận, cảm quan về không gian, giảm các chứng bệnh sau sinh và đặc biệt giúp bé nhanh nhẹn, linh hoạt trong mọi tình huống…
 
 

Phần 2: Cách cho thai nhi nghe nhạc khoa học nhất

 Có lẽ bà bầu nào cũng băn khoăn, nên cho thai nhi nghe nhạc gì, nghe như thế nào cho hợp lý và khoa học? Với cường độ và thời gian ra sao? Muzikid Việt nam sẽ cùng các bạn đi tìm câu trả lời các câu hỏi trên...

 

Nên cho bé nghe nhạc gì?


Nhạc cổ điển là lựa chọn số 1 của bạn. Những âm thanh nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu mềm mại làm bà bầu và thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn. Ví dụ như những bản sonat, conceston của Beethoven, Mozart, thể loại Baroque của Vivaldi, Teleman và Handel, những bài đồng dao, hát ru dân gian… Âm thanh lộn xộn của Rap, Rock thật sự là không phù hợp và làm cho chức năng não bộ của bé bị thay đổi không tích cực, tâm tính không ổn định.
 
Bạn cũng nên lựa chọn những loại nhạc có âm thanh vui nhộn, ca từ trong sáng, mượt mà. Tâm trạng của mẹ bé tốt, bé cũng sẽ “thơm” lây.

Nghe vào thời điểm nào?

Theo các nhà khoa học thì bà bầu bắt đầu cho thai nhi nghe nhạc vào khoảng tuần thứ 16 trở đi. Cụ thể các giai đoạn nghe theo cách phân chia như sau:

1. Đầu tiên là giai đoạn bước đệm dành cho bà bầu 16 - 22 tuần mới bắt đầu nghe nhạc.

2. Giai đoạn thứ hai là thai nhi từ 22-32 tuần tuổi.

3. Giai đoạn thứ ba là thai nhi từ 33-40 tuần tuổi.

4. Bé mới sinh đến 1 tháng tuổi vẫn duy trì nghe những bản nhạc cũ trước đây.

5. Từ 2-3 tháng tuổi, bé nghe những bản nhạc mới kết hợp với trò chơi để tập trung phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất.

Một điều đặc biệt các bà bầu cần lưu ý là thai nhi thường thức giấc khi bạn thư giãn và ngủ khi bạn hoạt động nên bạn chọn thời điểm cho thai nhi nghe là vào lúc bé thức giấc. Thời điểm nghe có thể là lúc bạn nằm thư giãn trên giường hoặc trong bồn tắm.
 
Đồng thời, nhẹ nhàng xoa đều bụng bầu để bé cảm thấy hơi ấm từ bàn tay bạn. Còn gì thích bằng khi được chìm mình trong một giai điệu du dương và cảm nhận tình yêu thương từ mẹ…

Nghe bằng tai nghe hay bật loa to?

Có một số bà mẹ áp headphone vào bụng  để bé nghe dễ hơn, có bà mẹ lại bật loa thật to với mong muốn, bé ở trong kia sẽ tiếp xúc được với âm thanh. Vậy bà bầu nào biết cách nghe?

Tùy theo hoàn cảnh bạn có thể cho bé nghe bằng cả hai cách. Ở cơ quan, không được bật nhạc to chẳng hạn, bạn có thể dùng tai nghe chuyên dụng Muzikid để cho bé nghe. Đôi khi, ở nhà, bạn có thể bật nhạc, nhún nhẩy theo giai điệu hoặc thì thầm lời hát với bé… Bé cảm nhận được sự yêu thương và cuộc sống trên thế gian thật tuyệt vời…

Chú ý: Tiến sỹ Rosalie Pratt, thuộc trường đại học Brighham Young, Utah cho rằng, nếu cho bé nghe bằng loa to (các loại loa nghe nhạc lớn ở nhà) thì âm lượng không nên mở quá 70 decibel. Âm thanh to quá sẽ khiến thai nhi giật mình khó chịu.

Nghe bao nhiêu thì đủ?

Thời gian nghe không quá 20 phút mỗi lần. Một ngày bạn có thể cho bé nghe từ 2-3 lần.
 
 

Phần 3: Thai nhi làm quen với âm nhạc

 Âm nhạc lúc này tác dụng đến bà bầu nhiều hơn thai nhi. Bởi chỉ ở tuần thứ 16 thai nhi mới cảm nhận được những xung âm thanh truyền từ bên ngoài vào.

Điều đó không có nghĩa là các thai nhi trước tuần thứ 22 không được nghe nhạc. Bạn hoàn toàn có thể cùng bé thư giãn bằng những tiết tấu du dương, êm đềm, không phức tạp… Những cung bậc nhẹ nhàng này giúp bạn và thai nhi cảm thấy thoải mái để chuẩn bị cho những biến đổi mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo.
 

Hãy bắt đầu bằng việc cho thai nhi nghe những giai điệu đơn giản và lắng đọng của hai nhạc cụ: ghita và piano trong album "Ghi ta và piano cho bé. Những âm thanh nhẹ nhàng, du dương và trầm lắng sẽ khiến tinh thần bà bầu thoải mái, thai nhi được bảo bọc an toàn về tinh thần.

Từ tuần 20 trở đi có thể cho Bé nghe các cung bậc âm nhạc khác hơn trong album: "Nhạc tổng hợp giúp bé thông minh"
 
 

Phần 4: Cho thai nhi 22-32 tuần tuổi nghe nhạc gì?

Thai nhi từ tuần thứ 22 trở đi đã có thể phản ứng với âm thanh, giai điệu và nhịp điệu. Theo cách nói của dân gian thì giai đoạn này, thai nhi có thể 'nghe lỏm' được rồi.

 

Đồng thời chức năng ghi nhớ giúp bé nhận ra giọng nói thân quen của bạn. Những âm thanh mà bé cần nghe là những âm thanh êm dịu, nhẹ nhàng như nhạc đồng quê, những bài đồng dao qua tiếng thì thầm hát ru của mẹ. Theo đó, buổi sáng bạn có thể cho bé thưởng thức những âm thanh nhẹ nhàng, tươi sáng, sinh động, mang nhiều màu sắc hình ảnh. Những giai điệu du dương, mượt mà đằm thắm này sẽ kích thích khả năng hội họa và nhận cảm màu sắc của thai nhi.
 

Buổi tối, hãy thay đổi thực đơn cho bé bởi những giai điệu hết sức ấm áp, chan hòa, giúp bé yên tâm chìm vào giấc ngủ ngon. Nghe loại nhạc này khiến bé có được sự điềm tĩnh, cạnh đó thể chất của bé được phát triển ổn định hơn.
 

Album mang màu sắc tươi vui, sinh động và mang nhiều cảm quan về màu sắc, hình ảnh sẽ giúp bé phát triển trí thông minh, khả năng bộc lộ cảm xúc, hội họa và âm nhạc.
 

 

 
2. Tên album: “Sebastian Bach và bé”
 
Những âm điệu nhẹ nhàng album mang nhiều hơi hướng giao hưởng của Sebastian Bach sẽ khiến cảm xúc của bé phát triển với nhiều cung bậc. Bạn nên cho bé nghe vào mỗi buổi sáng. 
 
 

 
Album là âm thanh của sự chuyển động với giai điệu nhẹ nhàng có thể giúp thai nhi phát triển thể chất, cũng như khả năng hội họa và âm nhạc  
 
   

Những giai điệu của âm hưởng dân ca Ba Lan nhẹ nhàng uyển chuyển sẽ giúp bé thư thái, phát triển năng khiếu hội họa và âm nhạc cho bé. Bạn có thể cho bé nghe vào buổi tối. 
 
 

Tập hợp các bản nhạc giao hưởng nhẹ nhàng của nhà soạn nhạc Schubert như đưa bé vào thế giới cổ tích  
 

 


Phần 5: Thai nhi từ 33 – 40 nên nghe nhạc gì?

Các mẹ bé có thể cảm thấy bé đã lớn rất nhiều, bé đang cựa quậy chuẩn bị đón mặt trời rồi...

Đồng tử của mắt bé đã bắt đầu nhận ra ánh sáng, bé có thể “lờ mờ” nhận ra bụng mẹ như thế nào. Nếu bạn đi siêu âm sẽ thấy bé có thể mếu, cười tủm và vặn vẹo rồi đấy…

  
Các mẹ bé đừng quên cho bé nghe nhạc tiếp nhé! Thai nhi giai đoạn này cần nghe nhạc hơn hết vì âm nhạc sẽ thúc đẩy sự hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, khả năng sáng tạo và biểu lộ cảm xúc. Các mẹ bầu cần chú ý phối hợp đồng bộ các tác dụng của từng loại nhạc để mang lại cho bé sự yêu thương ngọt ngào nhất.
 
Các Album bà bầu cần nghe trong giai đoạn này là:


Khả năng nhận cảm thế giới bên ngoài của thai nhi phong phú hơn với những âm thanh du dương, vui sáng, trong trẻo, tinh khiết.  

 
2. Tên album: “Những bản nhạc bất hủ của Beethoven” – vol 1

Âm nhạc của thiên tài Beethoven với sự lặp lại của các tiết tấu sẽ khiến thai nhi cảm thấy sự quen thuộc, yên ấm của thế giới bên ngoài. Bạn có thể cho thai nhi nghe trước khi đi ngủ.  

 
3.  Tên album: “Những bản nhạc bất hủ của Beethoven”- vol 2

Bên cạnh sự nhẹ nhàng của những giai điệu, có đôi khi vang lên giọng điệu khắc khoải, kích thích suy nghĩ của bé góp phần nâng cao trí thông minh.  

  
NGOÀI RA KẾT HỢP NGHE LẠI CÁC ALBUM CỦA GIAI ĐOẠN TỪ 22- 32 TUẦN TUỔI Ở TRÊN
 

Phần 6: Nên cho bé từ 0-1 tháng tuổi nghe nhạc gì?

 Giai đoạn này, cái bé cần nhất chính là sự ôm ấp, vỗ về bằng tất cả tình yêu thương của bạn. Bé cảm thấy “cô đơn”, vì đang được ủ ấm trong bụng mẹ, bây giờ bé phải tiếp xúc môi trường mới, bé cần được cảm thấy an toàn.
 
 Bé rất thích được nghe âm thanh cao, bổng nhưng không chói đồng thời lại thích cảm giác được an toàn, được bảo vệ… Vậy, mẹ bé hãy cho con nghe lại những bản nhạc từ khi bé còn là thai nhi. Âm điệu quen thuộc và những kích thích cũ khiến bé có cảm giác mình được che chở, được bao bọc. Có như thế, các chức năng khác của cơ thể mới có thể phát triển ổn định.
 
 

Phần 7: sử dụng tai nghe thai nhi Muzikid như thế nào:

- Giống như các loại tai nghe khác, bạn cần phải có một thiết bị phát nhạc với ngõ ra âm thanh chuẩn tròn 3.5mm

- Lựa chọn thiết bị phát nhạc: có thể là máy MP3 nhỏ gọn (bạn có thể mua tại Muzikid.vn) hoặc máy tính PC hay Laptop, đầu phát nhạc,..., miễn sao đầu ra âm thanh là chuẩn tròn 3.5mm. Nếu thiết bị của bạn không theo chuẩn chuẩn này bạn có thể mua các dây (jack) chuyển đổi phù hợp để chuyển từ thiết bị của bạn thành 3,5mm

- Riêng với việc sử dụng điện thoại để phát nhạc bạn cần lưu ý: vì sóng điện thoại có thể ảnh hưởng không tốt với thai nhi, nên nếu sử dụng bằng điện thoại bạn nên kéo dây dài ra và kết nối với điện thoại ở vị trí xa thai nhi

 

Bạn cũng có thể để điện thoại ngay trong túi đựng của đai mà không cần để điện thoại ra xa bằng cách:

1. Tải nhạc về điện thoại (nhạc dành cho thai nhi trên các trang nhạc trực tuyến, youtube hay dễ dàng nhất là trên muzikid.vn)

2. Mở nhạc bằng các ứng dụng nghe nhạc ở chế độ ofline (mở các bản nhạc đã tải về điện thoại, không phải nghe trực tuyến)

3. Chuyển điện thoại sang chế độ "Máy Bay" (Airplane Mode), lúc này điện thoại sẽ tắt tất cả các sóng mạng điện thoại, cũng như tắt các kết nối không dây bluetooth,... nên sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi

Phần 8: Các cách kết nối tai nghe Muzikid thông dụng:

A. KẾT NỐI CƠ BẢN

Dùng để cho bé nghe độc lập với các thiết bị phát nhạc thông dụng 


 

Sau khi kết nối, phát nhạc trên thiết bị, điều chỉnh âm lượng phù hợp, các Mẹ bỏ tất cả vào đai đựng


 

Kéo khóa lại, đeo vào bụng và bắt đầu cho Bé thưởng thức âm nhạc thôi


 

 

 

B. KẾT NỐI THEO KIỂU CHIA TAI NGHE ĐỂ MẸ CÙNG NGHE NHẠC VỚI BÉ

Khi mẹ muốn cùng bé thư giãn bên âm nhạc thì sử dụng kết nối này

Bộ phận chia tai nghe và các dây kết nối đã được tặng kèm bên trong bộ sản phẩm

RIÊNG TAI NGHE CHO MẸ (TAI NGHE NHẠC BÌNH THƯỜNG) LÀ PHỤ KIỆN KHÔNG KÈM THEO

CÁC MẸ CÓ THỂ SỬ DỤNG TAI NGHE ĐIỆN THOẠI CÓ SẴN Ở NHÀ HOẶC MUA TẠI CÁC CỬA HÀNG


 

Sau khi kết nối, phát nhạc trên thiết bị, điều chỉnh âm lượng phù hợp, thử âm thanh ra hết ở 2 loa cho bé và 02 loa nhỏ đút tai của Mẹ chưa, nếu âm thanh đã ra đầy đủ thì các Mẹ bỏ tất cả vào đai đựng. Nếu anh thanh bị mất bên loa có, loa không thì hãy điều chỉnh các chuôi cắm lại.


 

Kéo khóa lại, chừa phần tai nghe của mẹ đưa ra ngoài, sau đó đeo đai vào bụng và bắt đầu Mẹ và Bé cùng thưởng thức âm nhạc thôi


 

 

 

C. KẾT NỐI KHI THIẾT BỊ PHÁT NHẠC Ở XA, CỐ ĐỊNH, HOẶC QUÁ LỚN KHÔNG THỂ BỎ VÀO ĐAI ĐỰNG ĐƯỢC

Khi các Mẹ không có thiết bị phát nhạc nhỏ gọn như MP3, điện thoại hoặc muốn sử dụng điện thoại nhưng sợ sóng ảnh hưởng đến bé, thì có thể kéo thiết bị ra xa bằng dây cáp 01 mét mà Muzikid có tặng kèm. Hoặc thiết bị phát là bộ máy tính bàn, lap top ở vị trí cố định, có thể kết nối tận dụng lấy âm thanh nhạc từ những thiết bị đó dễ dàng


Sau khi kết nối, phát nhạc trên thiết bị, điều chỉnh âm lượng phù hợp, thử âm thanh ra hết ở 2 loa cho bé và 02 loa nhỏ đút tai của Mẹ chưa, nếu âm thanh đã ra đầy đủ thì các Mẹ bỏ tất cả vào đai đựng. Nếu anh thanh bị mất bên loa có, loa không thì hãy điều chỉnh các chuôi cắm lại.

Kéo khóa lại, chừa phần tai nghe của mẹ, và phần dây cáp lấy nhạc 01 mét đưa ra ngoài, sau đó đeo đai vào bụng và bắt đầu Mẹ và Bé cùng thưởng thức âm nhạc thôi

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Sử dụng tai nghe như thế nào? cho bé nghe như thế nào là khoa học nhất?
Dùng điện thoại để nghe nhạc được không Dùng điện thoại để nghe nhạc được không? có ảnh hưởng đến Thai Nhi không?

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0787945468
muzikidvietnam@gmail.com